Giới thiệu
LỜI MỞ ĐẦU
     Hệ thống tổ chức Công đoàn Quận 1, trong giai đoạn tù 30/4/1975 đến tháng 5/1976 khi chưa sáp nhập hai Quận, Quận uỷ Quận 1 do Đ/c Phạm Kim Trương (Tư Mão) làm Bí thư, chỉ định Đ/c Phan Thái Nhựt (Sáu Khẩn) Quận uỷ viên (nguyên là QUV liên Quận 1-3-10) làm thư ký Liên hiệp Công đoàn Giải phóng Quận 1. Sau đó LHCĐ Giải phóng Quận 1 được tăng cường thêm các Đ/c Nguyễn Văn Đạt (Bảy Đạt), Nguyễn Văn Ẩn, Trần Văn Bê (Năm Bê), Lê Quang Trinh (Ba Trinh), Nguyễn Đức Nga (Xuân Nghị), Trần Văn Cậy. Trụ sở LHCĐ Giải phóng Quận 1 lúc bấy giờ ở số 458 Hai Bà Trưng Quận 1.

Ở Quận 2, Quận uỷ do Đ/c Trần Văn Cầu (Ba Cầu) làm Bí thư, chỉ định Đ/c Diệp Năng Phi (Hai Nhân) (nguyên Bí thư BCH Quân sự liên Quận 2-4) làm Thư ký LHCĐ Giải phóng Quận 2. Công đoàn Quận 2 lúc này còn có các Đ/c Dương Quang Văn (Năm Kết), Kiều Công Sang, Võ Văn Hòa (Sáu Hòa), Phan Hồng Quan (Năm Bình), Châu Xi, Trần Gia Nghị (Bảy Khánh), Võ Hữu Thạnh và Đ/c Ba Hồng. Đến tháng 7/1975 Đ/c Hai Nhân được điều về Ban Tổ Chức Thành uỷ, Đ/c Năm Thới thay thế một thời gian, sau Đ/c Năm Thới được điều về LHCĐ Giải phóng Thành phố, Quận uỷ chỉ định Đ/c Lê Minh Châu (Ba Châu) Uỷ viên Thường vụ Quận uỷ làm Thư ký Công đoàn Quận cho đến khi sáp nhập Quận cũng trong thời điểm này Công đoàn Quận 2 được Quận Uỷ tăng cường thêm Đ/c Lê Xuân Hoàng, nguyên là Trưởng ban Kinh tế mới. Trụ sở LHCĐ Giải phóng Quận 2 lúc nầy ở số 66 Lý Tự Trọng.

Tháng 5/1976, thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, địa giới hành chính của Quận 1 và Quận 2 được sáp nhập thành Quận 1 ngày nay. Các tổ chức chính trị của 2 Quận trong đó có tổ chức Công đoàn cũng được sáp nhập thành một. Sau khi sáp nhập, được sự lãnh đạo của Đảng bộ, LHCĐ Giải phóng Quận 1 được Quận uỷ chỉ định Ban chấp hành Công đoàn lâm thời gồm có 9 Đ/c do Đ/c Lê Xuân Hoàng, QUV làm Thư ký (từ cuối năm 1975, LHCĐ Giải phóng Thành phố chỉ đạo chức danh Chủ tịch Công đoàn được thay bằng chức danh Thư ký Công đoàn), Đ/c Dương Quang Văn (Năm Kết) và Đ/c Phan Thái Nhựt (Sáu Khẩn) làm Phó Thư ký, cùng 2 đ/c Võ Văn Hòa, Võ Hữu Thạnh làm Uỷ viên Thường vụ và các đ/c Nguyễn Văn Lưỡng,
Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Ân, Vũ Thị Ngọc là Uỷ viên BCH.

Từ năm 1976 đến 1988 LHCĐ Quận 1 trãi qua 4 lần đại hội. BCH nhiệm kỳ I có 17 đ/c, nhiệm kỳ II có 15 đ/c, nhiệm kỳ III và nhiệm kỳ IV có 21 đ/c. Cả 4 nhiệm kỳ đều do Đ/c Lê Xuân Hoàng làm Thư ký. Trong thời gian này, hơn 1.000 lượt cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn qua các lớp tập trung và tại chức của Trường Công đoàn. Đến năm 1986 đã tổ chức được 95 CĐCS trực thuộc Công đoàn Quân 1 với 905 Tổ Công đoàn, tập họp được 88,1% CNVC vào tổ chức Công đoàn. Từ cuối năm 1976 Hội Lao động hợp tác ở các Phường, Hợp tác xã, Tổ hợp đã tập hợp được 91% lực lượng lao động tiểu thủ công nghiệp của Quận vào tổ chức Hội. Các CĐCS, Tổ Công đoàn và Hội Lao động hợp tác đã thực hiện chế độ sinh hoạt khá đều đặn.

Từ năm 1988 đến nay, Công đoàn Quận 1 5 lần Đại hội. BCH nhiệm kỳ V (1988-1990) có 21 Uỷ viên, trong đó có 16 Đảng viên; BCH nhiệm kỳ VI (1991-1993) có 21 Uỷ viên, trong đó có 18 Đảng viên; nhiệm kỳ V và VI do Đ/c Nguyễn Hữu Phước làm Chủ tịch; BCH nhiệm kỳ VII (1993-1998) có 17 Uỷ viên, trong đó có 14 Đảng viên, do Đ/c Nguyễn Thị Lan làm Chủ tịch, BCH nhiệm kỳ VIII (1998-2003) có 17 Uỷ viên, trong đó có 14 Đảng viên, do Đ/c Nguyễn Thị Lan tiếp tục làm Chủ tịch. Đến đầu năm 2001 Đ/c Nguyễn Thị Lan được chuyển công tác về cơ quan Quận uỷ giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận. Đ/c Phạm Thị Hoa, nguyên Phó Ban Tuyên Giáo Quận uỷ, nguyên Bí Thư Đảng uỷ Phường Bến Thành được điều về cơ quan LĐLĐ Quận và được BCH LĐLĐ Quận 1 Khóa VIII bầu bổ sung vào BCH và giữ chức Chủ tịch; BCH nhiệm kỳ IX (2003-2008) có 19 Uỷ viên, trong đó có ... Đảng viên, do Đ/c Phạm Thị Hoa
tiếp tục làm Chủ tịch. Đến đầu năm 2004, Đ/c Phạm Thị Hoa được chuyển công tác về LĐLĐ/TPHCM giữ chức vụ Uỷ viên Thường vụ - Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ/TPHCM; Đ/c Huỳnh Minh Thiện nguyên Phó Chủ tịch HĐND Quận 1 được điều về BCH LĐLĐ Quận 1 khóa IX bầu bổ sung vào BCH và giữ chức vụ Chủ tịch, đến tháng 8/2005 Đ/c Huỳnh Minh Thiện được chuyển về công tác tại Quận uỷ 1 giữ chức vụ Trưởng Ban dân vận. Đ/c Vân Trọng Dũng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Quận 1 được BCH LĐLĐ Quận 1 khóa IX bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ Quận 1 khóa IX nhiệm kỳ 2003-2008.

Trong giai đoạn này, trước xu hướng phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, LĐLĐ Quận đi sâu nghiên cứu các loại hình tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh để vận động tập hợp CNLĐ xây dựng tổ chức CĐCS. Nghiên cứu đề ra tiêu chuẩn xây dựng CĐCS vững mạnh cho từng loại hình cơ sở phù hợp với tình hình mới, chú trọng vai trò tập hợp tổ chức, tuyên truyền giáo dục lực lượng lao động, kiểm tra giám sát để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của CNLĐ. Đến cuối năm 1992, LĐLĐ Quận xây dựng được 12 CĐCS ngoài quốc doanh, với 1.421 đoàn viên. Đến năm 1996, với đà phát tirển nhanh của nhiều thành phần kinh tế trên một địa bàn trung tâm, Ban Thường vụ Quận uỷ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Công đoàn ngoài quốc doanh, chỉ đạo LĐLĐ phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát, thống kê tất cả các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh và số lao động trên địa bàn. Trên cơ sở đó, LĐLĐ Quận đã tuyên truyền điều lệ kết nạp th6em đoàn viên, lập CĐCS. Đến nay, LĐLĐ Quận đang quản lý 323 CĐCS, với 24.666 đoàn viên/ 31.771 CNLĐ, trong đó có 230 CĐCS hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đâ tư nước ngoài, ... ngoài quốc doanh với 17.352 đoàn viên.

Bên cạnh việc xây dựng tổ chức CĐCS, gắn liền với tình hình thực tiễn, LĐLĐ Quận 1 đã nghiên cứu nhiều hình thức tổ chức mới như: Hội đồng Chủ tịch CĐCS trong các Liên hiệp Xí nghiệp (1986), xây dựng CLB Cán bộ Công đoàn ngoài quốc doanh (1998) và đến năm 2007 được củng cố lại là CLB Cán bộ Công đoàn, thí điểm xây dựng Công đoàn Phường ở Phường Nguyễn Thái Bình (giai đoạn Phường được phân cấp quản lý một số doanh nghiệp). Hướng dẫn CĐCS xây dựng quy chế hoạt động của BCH, quy chế phối hợp giữa BCH và Ban Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị.

Thực hiện chủ đề "Năm Tổ Công đoàn", "Năm CĐCS", tổ chức Hội thi Tổ trưởng Công đoàn giỏi, "Chủ tịch CĐCS giỏi" để có hướng chỉ đạo chuyên sâu xây dựng CĐCS vững mạnh.

Đối với khu vực kinh tế tập thể, từ năm 1979 Hội LĐHT được xây dựng đầy đủ ở các Phường, 12 HTX, 243 Tổ hợp. Từ năm 1990 trở về sau, Hội LĐHT từng bước chuyển thành tổ chức Công đoàn. Đồi với lao động ngành nghề, LĐLĐ đã tổ chức được các CĐCS trong HTX bốc xếp 1, HTX bốc xếp 3 ở Phường Cầu Ông Lãnh và Phường Nguyễn Thái Bình. Xây dựng nghiệp đoàn xích lô đạp, tập hợp phát triển hơn 700 Đoàn viên, tổ chức Tổ Công đoàn ở 49 bến bãi, thực hiện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong nghề nghiệp và trong đời sống, có nhiều hình thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức mới trong đoàn viên, hạn chế được những tiêu cực trong ngành nghề, xây dựng Nghiệp đoàn Phòng cho thuê ở Phường Phạm Ngũ Lão, Nghiệp đoàn Xe ôm Phường Bến Thành, ...

Một điều quan trọng khác để tạo nên thành quả của hoạt động Công đoàn là xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội của Quận như: Quy chế phối hợp với UBND Quận thể hiện vai trò tham gia quản lý với chính quyền cùng cấp. Đối với các ngành LĐLĐ có các kế hoạch liên tịch vơ Phòng Tư pháp, Công an Quận, Trung tâm Văn hóa - TDTT, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Kinh tế, Phòng LĐ-TBXH, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Chi cục thuế, ... trên các lĩnh vực hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Thanh tra Nhân dân Cơ sở, vận động CNVC-LĐ tham gia thực hiện chương trình 3 giảm, tổ chức các hoạt động văn - thể - mỹ, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho người lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế lao động, kịp thời giải quyết các tranh chấp lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của CNVC-LĐ. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, LĐLĐ có nhiều hoạt động phối hợp trong các lĩnh vực phong trào như vận động CNLĐ tham gia phong trào thi đua đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá, phong trào người tốt việc tốt, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai do lũ lụt và các phong trào văn thể mỹ của giới thanh niên công nhân, nữ CNVC-LĐ, ...

Các hoạt động phối hợp đã tạo nên sức mạnh đoàn kết, đồng bộ của Công đoàn Quận 1 với những tổ chức có liên quan trong hệ thống chính trị - xã hội, thu hút được đông đảo CNVC-LĐ tham gia đem lại hiệu quả thiết thực góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội Quận 1 hàng năm.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ & QUYỀN HẠN
1. Chức năng :
- Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định pháp luật.
- Có trách nhiệm tổ chức, tuyên truyền, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

2. Nhiệm vụ, Quyền hạn :
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tập hợp công nhân viên chức - lao động trên địa bàn Quận 1.
- Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ; chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ Đảng và nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình. Tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước về các chủ trương phát triển KT-XH và các vấn đề có liên quan đến việc làm đời sống của công nhân viên chức - lao động trên địa bàn Quận 1.
- Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Vận động đoàn viên, công nhân viên chức - lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với các Cơ quan chức năng của UBND Quận 1, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn các Tổng Công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn Quận 1.
- Thực hiện công tác phát triển đoàn viên thành lập Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
......
Câu hỏi khảo sát
Test
112